Ngày 20 tháng 10 năm 2020
28 Bài học thất bại trong Kinh doanh nhà hàng.
Quý độc giả thân mến!
Phải thừa nhận rằng, hiện nay với thời cuộc công nghệ 4.0 để search keywords Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công, thì rất rất nhiều những blog chia sẻ trên mạng, nhưng quả thật cũng từng làm về cung cấp dịch vụ và cũng với vai trò là người tư vấn về marketing cho nhà hàng, bản thân tôi trước đây cũng đã từng 1 thời gian phải sử dụng đến chiến lược để SEO web, chạy ads world, nhằm tăng lượt hiển thị với google, Facebook khi kinh doanh nhà hàng.
Chính vì vậy, những blog chia sẻ kiến thức của những người thật sự là chuyên gia trong lĩnh vực F&B là rất hiếm. Đại đa số các bài viết được các bạn hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức thứ 3, chuyên về dịch vụ content xây dựng.
Tôi thì thành thực không phải là một copywriter, hay blogger nên có lẽ vốn từ không có nhiều, tuy nhiên lại có rất nhiều kinh nghiệm đường trường và sự trải nghiệm thực tế để chia sẻ với sự trân thành nhất khi kinh doanh nhà hàng mà thôi.
Và blog này tôi sẽ xoay quanh các vấn đề về kinh doanh nhà hàng (Nhà hàng ở đây nói chung về các mô hình kinh doanh như quán cà phê, beer club, lounge, pub…) mà đặc biệt là những khó khăn, rủi ro, thiếu sót, sai lầm mà những nhà kinh doanh hay mắc phải.
Blog này không phải là kinh nghiệm dùng để áp dụng, áp đặt cho mọi tình huống, mà nó chỉ mang tính tham khảo, để các bạn tìm hiểu thêm, có thể tránh được những sai lầm mà người đi trước từng gặp.
Quý độc giả thân mến, nếu các bạn đã từng là những nhà kinh doanh và có kinh nghiệm để chia sẻ thêm, hãy gửi thư về cho chúng tôi nhé! Rất mong nhận được nhiều đóng góp chia sẻ trân tâm của quý bạn! Có thể nó sẽ là những bài học vô giá dành cho những người kinh doanh sau này đấy! Đất nước ta giàu mạnh, dân tộc ta phồn thịnh đó cũng là nhờ vào sự chia sẻ cho đi của mỗi chúng ta. Xin chân thành cảm ơn quý bạn!
Trước tiên để đi sâu vào các vấn đề trên tôi xin phép liệt kê ra 28 trường hợp sai lầm khi kinh doanh nhà hàng, và nó sẽ là những tiêu đề mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn trong blogs của tôi:
1. Xác định sai phân khúc khách hàng, quá tham lam khi nghĩ rằng có thể nắm trọn thị trường gom và hết tất cả.
2. Lựa chọn sai địa điểm kinh doanh, dẫn đến việc tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn.
3. Hợp đồng thuê nhà không rõ ràng hoặc thời hạn quá ngắn, không kịp hoàn vốn.
4. Cứ nghĩ mặt tiền đường lớn là thuận lợi khi mở quán ăn,nhà hàng.
5. Nghĩ rằng “F&B là nghề dễ dàng và hào nhoáng, nghề tay trái ngồi chơi xơi nước thôi ấy mà…”
6. Không xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết về nhân sự, tài chính, marketing, chi phí, sản phẩm, khách hàng…
7. Nghĩ rằng thuê công ty thiết kế thi công nhà hàng là đã xong phần setup về cơ sở vật chất, cứ mắc tiền là “xịn” không biết rằng công năng sử dụng mới là vấn đề cần lưu tâm.
8. Lựa chọn dụng cụ phục vụ ăn uống không phù hợp với concept.
9. Không trú trọng đến bố trí công năng cho bếp và quầy bar dẫn đến lúc vận hành nhân viên “rối như canh hẹ” nhưng khách thì vẫn phàn nàn món ăn lên chậm
10. Không cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu, để văn hoá sẽ phát triển theo thời gian..
11. Không có kế hoạch tuyển dụng cụ thể, khi nào tuyển, tuyển ở đâu, phỏng vấn khi nào, đánh giá kết quả ra sao?
12. Nội quy chế độ cho nhân viên không rõ ràng, dẫn đến khó khăn cho việc quản lý nhân sự.
13. Không xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể, dẫn đến nhân viên tị nạnh nhau trong công việc, khó khăn cho người quản lý hướng dẫn và nhân sự mới nhận việc.
14. Không trú trọng đến việc đào tạo nhân sự hoặc không được đào tạo bài bản trước khi khai trương và định kỳ sau khai trương.
15. Nhân viên không có định hướng mục tiêu rõ ràng cho sự thăng tiến, dẫn đến không có sự gắn bó và cống hiến trong công việc.
16. Nhân viên không nắm được Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, sản phẩm cốt lõi… của nhà hàng, làm việc như 1 cỗ máy, không cảm xúc.
17. Người nhà làm việc cho công ty thì tin tưởng và dễ bảo hơn. Nhưng sự thực thì hoàn toàn ngược lại.
18. Cứ nghĩ Khai trương là ngày mở bán đầu tiên. Không có ngày demo hay hướng dẫn cho nhân viên ráp nối diễn tập, dẫn đến ngày khai trương là một ấn tượng vô cùng tệ hại trong mắt khách hàng.
19. Càng sát sao kiểm soát chặt chẽ kỷ luật gắt gao, công việc càng hiệu quả, dẫn đến sự căng thẳng trong công việc, không có hiệu quả vượt trội.
20. Nghĩ rằng đầu tư vào nội thất đẹp dụng cụ đắt tiền, món ăn ngon là thắng. Nhưng không biết rằng đó chỉ là 1 phần trong sự chiến thắng trong kinh doanh nhà hàng mà thôi.
21. Không cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho nhà hàng, dẫn đến hình ảnh trong nhà hàng và các cửa hàng không đồng nhất, mất nhiều thời gian cho việc sản xuất các ấn phẩm thương hiệu, sự nhận diện thương hiệu của nhà hàng trong mắt khách hàng rất mờ nhạt.
22. Mua dụng cụ thiết bị theo cảm tính, không checklist và giải trình con số cụ thể, dẫn đến dư thừa hoặc thiếu khi bán hàng, lãng phí tiền bạc.
23. Menu càng nhiều món càng tốt, không có sản phẩm key hay signature để gây ấn tượng cho nhà hàng.
24. Lựa chọn sai đầu bếp hoặc nghĩ mở nhà hàng là phải đi học bếp hay học pha chế.
25. Khẩu vị mình thấy ngon thì khách cũng thấy ngon.
26. Không có bảng định lượng chi tiết món ăn, định giá theo cảm tính, không biết một món ăn hay thức uống lời lỗ bao nhiêu, không đo lường được chi phí và tồn kho dẫn đến thất thoát mà không hay biết.
27. Không chịu tìm hiểu hay ứng dụng công nghệ vào bán hàng, marketing nghĩ rằng nó làm phức tạp thêm quy trình, khó thực hiện.
28. Không trú trọng đầu tư vào hình ảnh món ăn, thức uống trên các phương tiện truyền thông.
Vâng còn nhiều bài học khi doanh nhà hàng nữa . Tôi sẽ cập nhật liên tục, và chia sẻ cho các bạn trong quá trình trải nghiệm của tôi khi kinh doanh nhà hàng !
Bạn có câu hỏi gì hay có góp ý gì thêm cho chủ đề này không? hãy để lại bình luận nhé!